Dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói

Bạn đang muốn thành lập doanh nghiệp nhưng lại lo lắng về các thủ tục hành chính. Với dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói của Kế toán Huyền Thu sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề đó.

Giới thiệu về Dịch Vụ Thành Lập Doanh Nghiệp

Khái niệm thành lập doanh nghiệp trọn gói

Dịch vụ thành lập công ty trọn gói là dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp tất tần tật các thủ tục pháp lý để đăng ký kinh doanh, bao gồm tư vấn lựa chọn hình thức doanh nghiệp, mức vốn điều lệ, hồ sơ, mã hóa ngành nghề kinh doanh,…. cho đến khi nhận được giấy phép kinh doanh.

Lợi ích khi sử dụng dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói.

Dịch vụ mở doanh nghiệp trọn gói giúp bạn đạt được mong muốn

Bạn không cần mất nhiều thời gian cho việc tìm hiểu các quy định của pháp luật, các thủ tục rườm rà.

Mức độ chính xác và đảm bảo quy trình đúng với pháp luật cao.

Vì vậy, để đảm bảo việc kinh doanh của bạn luôn diễn ra đúng trật tự hãy đăng ký ngay một gói dịch vụ mở doanh nghiệp trọn gói. Khi sử dụng dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp trọn gói của Kế toán Huyền Thu , bạn sẽ được hỗ trợ từ A đến Z.

Các Bước Thành Lập Doanh Nghiệp Trọn Gói

Kế toán Huyền Thu luôn đặt tín nhiệm của khách hàng lên làm đầu, nên luôn cố gắng đem đến những trải nghiệm tốt nhất tới khách hàng. Và sau đây là 4 bước tư vấn thành lập doanh nghiệp trọn gói của chúng tôi:

Tư vấn lựa chọn hình thức doanh nghiệp phù hợp

Chúng tôi sẽ giúp bạn tư vấn cách chọn, đăng ký ngành nghề kinh doanh, đưa ra phương án và hỗ trợ lựa chọn loại hình doanh nghiệp, giải đáp cách đặt tên,…

Chuẩn bị hồ sơ pháp lý

Là việc hướng dẫn khách hàng chuẩn bị đầy đủ các loại hồ sơ cần thiết để nộp lên cơ quan có thẩm quyền như: mẫu đơn đăng ký doanh nghiệp, CMND/CCCD người đại diện, giấy tờ chứng minh về vốn điều lệ,…

Nộp hồ sơ và chờ phê duyệt

Kế toán ACB sẽ thông báo cho khách hàng về thủ tục nộp hồ sơ và thời gian chờ phê duyệt và thường thời gian sẽ dao động từ ba đến năm ngày, từ thời điểm nộp hồ sơ.

Nhận giấy phép kinh doanh

Các loại giấy tờ sẽ nhận được là: Giấy phép kinh doanh, dấu tròn, dấu chức danh,… Đồng thời, thủ tục sau khi nhận giấy phép là đăng ký mã số thuế, mở tài khoản ngân hàng, làm biển hiệu,…

Thủ tục Thành Lập Doanh Nghiệp Trọn Gói

Hồ sơ cần thiết để thành lập doanh nghiệp

Một số hồ sơ thành lập doanh nghiệp thường bao gồm các loại giấy tờ sau:

  • Giấy đăng ký kinh doanh
  • Mẫu đăng ký doanh nghiệp: được cung cấp bởi cơ quan đăng ký kinh doanh
  • Điều lệ công ty: là văn bản quy định quyền hạn, nghĩa vụ của các thành viên, cơ cấu tổ chức và hoạt động của công ty.
  • Giấy chứng nhận đăng ký cá nhân: Giấy này sẽ sử dụng đối tượng là cá nhân (thành viên của công ty).
  • Giấy phép đăng ký kinh doanh (nếu có).
  • Các giấy tờ khác bao gồm giấy phép xây dựng (nếu có), chứng nhận quyền sử dụng đất,…

Các giấy tờ pháp lý cần thiết

Ngoài các giấy tờ nêu trên, một số giấy tờ sau bạn cần chuẩn bị như:

  • Bản sao hợp đồng thuê văn phòng: khi doanh nghiệp không có trụ sở riêng.
  • Bản sao CMND/CCCD/hộ chiếu: Của các thành viên sáng lập.
  • Bản sao giấy khai sinh: thành viên sáng lập.
  • Giấy xác nhận vốn góp

Các bước hoàn thiện hồ sơ

 

Đăng ký thành lập doanh nghiệp trọn gói tại Kế toán Huyền Thu không phải lo ngại về giấy tờ.

  • Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ.
  • Bước 2: Nộp hồ sơ
  • Bước 3: Kiểm tra hồ sơ
  • Bước 4: Cấp giấy phép
  • Bước 5: Tiến hành một số các thủ tục khác như: đăng ký thuế, mở tài khoản ngân hàng, làm biển hiệu,…

Các Hình Thức Doanh Nghiệp Thường Gặp

Một số loại hình doanh nghiệp mà chúng ta thường hay dễ gặp nhất đó là: Doanh nghiệp tư nhân, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và Công ty cổ phần.

Doanh nghiệp tư nhân

Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình trong mọi hoạt động của doanh nghiệp. Ngoài ra, doanh nghiệp tư nhân sẽ không có tư cách pháp nhân.

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp mà một tổ chức hay một cá nhân làm chủ sở hữu. Chủ sở hữu công ty sẽ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.

Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có thể là cá nhân hoặc tổ chức với số lượng từ 02 đến 50 thành viên. Công ty có tư cách pháp nhân từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trong đó, các thành viên phải chịu trách nhiệm các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác trong số vốn đã góp vào doanh nghiệp.

Công ty cổ phần

Là doanh nghiệp với vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Và cổ đông có thể là cá nhân hay tổ chức số lượng cổ đông tối thiểu là 3, không hạn chế số lượng tối đa.

Lựa Chọn Tên Doanh Nghiệp & Ngành Nghề Kinh Doanh

Nguyên tắc đặt tên doanh nghiệp

Điều 37 Luật doanh nghiệp 2020 quy định về tên doanh nghiệp.

Thứ nhất, về loại hình doanh nghiệp:

  • Loại hình doanh nghiệp được viết là “Công ty trách nhiệm hữu hạn” hay “Công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn;
  • Loại hình doanh nghiệp được viết là “Công ty cổ phần” hay “Công ty CP” đối với công ty cổ phần;L
  • Loại hình doanh nghiệp được viết là “Doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hay “Doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân

Thứ 2, về tên riêng.

Tên riêng sẽ viết bằng các chữ cái F, J, Z, W, chữ số, ký hiệu. Tên riêng sẽ được định tại trụ sở chính, chi nhánh, địa điểm kinh doanh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp.

Tên doanh nghiệp sẽ được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, ấn phẩm, hồ sơ tài liệu do doanh nghiệp phát hành.

Cách kiểm tra tên doanh nghiệp

Tra cứu tên doanh nghiệp trên Cổng Thông tin quốc gia

Bước 1: Truy cập vào Trang chủ của Cổng Thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp https://dangkykinhdoanh.gov.vn/vn/Pages/Trangchu.aspx

Bước 2: Nhập tên doanh nghiệp vào ô Tìm doanh nghiệp và tìm kiếm.

Lựa chọn ngành nghề kinh doanh phù hợp

Việc lựa chọn ngành nghề kinh doanh là bước đầu tiên vô cùng quan trọng khi thành lập doanh nghiệp. Ngành nghề kinh doanh phù hợp sẽ là bước đệm để giúp bạn phát triển doanh nghiệp và thành công trong tương lai.

Vốn Điều Lệ & Nguồn Vốn

Xác định vốn điều lệ

Căn cứ Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp có quyền tự chủ trong việc quyết định mức vốn điều lệ phù hợp với quy mô và khả năng tài chính của mình. Việc xác định vốn điều lệ sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: quy mô hoạt động dự kiến, chi phí đầu tư ban đầu, khả năng huy động vốn và các dự án kinh doanh tiềm năng.

Các hình thức góp vốn

Đầu tư là tiêu chí giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả

Các cá nhân và tổ chức có thể góp vốn vào doanh nghiệp dưới các hình thức chính sau:

  • Tiền mặt, vàng;
  • Quyền sử dụng đất và tài sản;
  • Công nghệ và bí quyết kỹ thuật.
  • Các tài sản khác được định giá được bằng Đồng Việt Nam

Quản lý vốn điều lệ

Quản lý vốn điều lệ là một hoạt động không thể thiếu trong việc điều hành doanh nghiệp. Khi theo dõi chặt chẽ các biến động của vốn điều lệ sẽ giúp bạn đảm bảo sử dụng vốn hiệu quả và tuân thủ pháp luật .

Địa Điểm Kinh Doanh & Địa Chỉ Văn Phòng

Địa điểm kinh doanh và địa chỉ văn phòng là điều mà doanh nghiệp cân nhắc trước khi đăng ký thành lập doanh nghiệp.

Yêu cầu về địa điểm kinh doanh

Theo khoản 3 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020, quy định về địa điểm kinh doanh.

+ Doanh nghiệp chỉ được lập địa điểm kinh doanh tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi đặt trụ sở chính, đặt chi nhánh;

+ Doanh nghiệp phải làm thủ tục thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi lập địa điểm kinh doanh;

+ Là nơi diễn ra hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;

+ Không được cùng là trụ sở chính của doanh nghiệp.

Đăng ký địa chỉ văn phòng

Trụ sở chính có những đặc điểm:
+ Sẽ được ghi nhận trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và được cấp bởi cơ quan đăng ký kinh doanh cấp;

+ Phải có địa chỉ cụ thể theo địa giới hành chính;

+ Theo khoản 11 Điều 6 Luật Nhà ở 2014; Công văn số 2544/BXD-QLN của Bộ xây dựng về việc quản lý sử dụng nhà chung cư ban hành ngày 19/11/2009 thì doanh nghiệp không được đặt địa chỉ tại chung cư, nhà tập thể.

+ Không bắt buộc phải diễn ra hoạt động kinh doanh.

Quản lý địa chỉ kinh doanh

Khi có bất kỳ thay đổi nào về địa chỉ kinh doanh thì người sở hữu phải thông báo ngay cho cơ quan đăng ký kinh doanh. Ngoài ra, cần lưu giữ đầy đủ các giấy tờ liên quan như giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh,, biên bản nghiệm thu, quyết định phê duyệt địa điểm kinh doanh…

Địa chỉ kinh doanh cần chính xác và có đầy đủ trên tất cả các tài liệu, hóa đơn, hợp đồng, biển hiệu… của doanh nghiệp.

Giấy Phép & Chứng Chỉ

Giấy phép kinh doanh

Giấy phép kinh doanh không chỉ là minh chứng tính hợp pháp của hoạt động kinh doanh và giúp doanh nghiệp xây dựng uy tín, đảm bảo quyền lợi và mở rộng cơ hội hợp tác. Việc sở hữu giấy phép kinh doanh là một cam kết của doanh nghiệp đối với xã hội, thể hiện sự tuân thủ pháp luật và trách nhiệm với cộng đồng.

Các chứng chỉ cần thiết khác

Ngoài giấy phép kinh doanh, tùy thuộc vào ngành nghề kinh doanh, doanh nghiệp có thể cần các chứng chỉ khác như:

  • Chứng chỉ hành nghề (đối với các ngành nghề như luật, kế toán, xây dựng…)
  • Chứng nhận chất lượng sản phẩm (ISO, HACCP…)
  • Giấy phép môi trường
  • Giấy phép an toàn thực phẩm

Quản lý giấy tờ, chứng chỉ

Doanh nghiệp nên xây dựng một hệ thống quản lý hồ sơ rõ ràng, có thể sử dụng phần mềm quản lý hồ sơ để doanh nghiệp bảo vệ các tài liệu quan trọng và tránh những rủi ro không mong muốn.

0974183067
Liên hệ